Influencer model – Mô hình người ảnh hưởng

Làm thế nào để trở thành 1 lãnh đạo có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đến người khác?

Tôi đã đặt câu hỏi cho chính mình, và khi google keyword “trở thành người ảnh hưởng” thì tôi đã phát hiện ra “influencer model” – hay còn gọi là “mô hình người ảnh hưởng”.

Lần đầu tôi biết đến mô hình này và đọc quyển sách “Influencer: The New Science of Leading Change” là vào tầm khoảng tháng 6.2020. Tôi đọc 2 lần nhưng thực sự không biết cách nào để áp dụng vào trong công việc.

Sau đó, tôi đã có duyên để được học anh Bình (Giám đốc đào tạo AIA chuyên về Influencer Model) thì mới rõ ngọn nguồn và áp dụng được vào thực tế. Sau đây tôi xin chia sẻ lại những kiến thức và trải nghiệm đã học được để các bạn tham khảo, và biết đâu các bạn có thể áp dụng vào thực tế.

Dưới đây là 1 mô hình cơ bản của model này:

Hình ảnh được cắt ra từ slide của https://citizencpr.org/

Logic là: Để đạt được 1 mục tiêu nào đó, chúng ta cần phải làm 1 loạt các hành động, các hành động có thể hiệu quả hoặc không hiệu quả, chúng ta cần tìm ra những hành vi then chốt ảnh hưởng đến kết quả nhiều nhất, sau đó dùng 6 nguồn lực để khiến cho hành vi then chốt thay đổi

Vậy, 3 vấn đề chúng ta cần đào sâu là:

  1. Xác định mục tiêu
  2. Làm thế nào để tìm được hành vi then chốt
  3. Áp dụng 6 nguồn lực để thay đổi hành vi then chốt

Gét gô nào:

I. “Bắt đầu từ điểm kết thúc”

Như bạn thấy trên mô hình, chúng tay hãy “bắt đầu từ điểm kết thúc”. Trước khi làm 1 việc gì, chúng ta cần xác định rất rõ kết quả cuối cùng cần đạt được (hay còn gọi là mục tiêu rõ ràng).

Đặt mục tiêu, là kỹ năng cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng phải nắm rõ.

Mục tiêu rõ ràng được thể hiện qua 5 tiêu chí:

  1. Specific – Tính cụ thể
  2. Measurable – Đo lường được bằng con số
  3. Attainable – Có khả năng đạt được
  4. Relevant – Tính liên quan (đến mục đích cuối cùng)
  5. Time bound – Khung thời gian cụ thể

Ví dụ 1: Tôi muốn nâng cao thể trạng sức khỏe, nên tôi quyết tâm xây dựng thói quen tập thể thao nào đó, chính vì vậy tôi cần đặt cho mình 1 mục tiêu.

  • Các cách đặt mục tiêu sai:
    • Tôi sẽ tập 1 môn thể thao
    • Tôi sẽ chạy hàng ngày cho đến khi không thể chạy được nữa.
    • Tôi sẽ chạy 30km
  • Cách đặt mục tiêu đúng.
    • Tôi sẽ chạy 30km/1 tuần, theo đó mỗi ngày tôi chạy tối thiểu 4km.
    • Từ 1/12/2022 đến ngày 31/12/2022, tôi hoàn thành 100 km chạy, tối thiểu chạy 3km/ngày, với tốc độ 6 phút/1km.

Các bạn có thể tham khảo thêm cách đặt mục tiêu SMART của anh Mai Xuân Đạt OKR tại link này: https://blog.okrs.vn/nguyen-tac-smart/ung-dung-nguyen-tac-smart-trong-cong-viec.html

II. Xác định hành vi then chốt

Hành vi then chốt là gì:

Là các hành động mang tính chất quyết định (high-leverage actions) được diễn ra vào thời khắc quan trọng mà có thể trực tiếp tạo ra kết quả bạn muốn.

  • Hành vi là hành động, không phải kết quả.
  • Hành vi là hành động, không phải phẩm chất/tính chất/tính từ.
  • Khi 1 hành vi được yêu cầu thực hiện, nó phải tạo ra kết quả (có giá trị).
  • Nếu không thể hành động được, thì đó không phải là một hành vi.
  • Có rất nhiều hành vi để tạo ra 1 kết quả, nhưng “hành vi then chốt” thì chiếm số ít.
  • Tìm kiếm 1 số ít những hành vi mà mang đến nhiều kết quả nhất cho sự thay đổi

1. Xác định các khoảnh khắc quyết định (WHEN):

  • Khoảnh khắc quyết định là: khoảnh khắc (moment) mà hành vi phụ hợp nếu được thực hiện sẽ mang lại kết quả như mong muốn.
  • “Khoảnh khắc quyết định” có thể là: khi 1 hoàn cảnh xảy ra, 1 dấu mốc thời gian, 1 con người xuất hiện, 1 không gian xuất hiện, 1 cảm xúc xuất hiện.

2. Lựa chọn các hành vi then chốt (HOW):

  • Hành vi then chốt: là 1 hành động cụ thể, mang tính đòn bẩy cao, nếu thực hiện đều đặn sẽ dẫn đến những kết quả mà bạn muốn
  • Tính chất của 1 hành vi then chốt là:
    • Có xu hướng ngăn những hành vi “không hiệu quả”, có tính chất domino
    • Thường bắt đầu 1 phản ứng tạo ra những kết quả tốt

=> Khi khoảnh khắc quyết định xảy ra, hãy thự hiện hành vi then chốt

3. 2 cách để tìm ra hành vi then chốt

Cách 1: Nghiên cứu những trường hợp thành công nổi bật => để tìm ra các hành vi khác nhau giữa sự thành công và thất bại

Cách 2: Tìm kiếm đòn bẩy:

  • Liệt kê tất cả các hành vi bạn tìm kiếm được
  • Xem xét xem hành vi nào diễn ra thì các hành vi khác diễn ra -> tập trung vào thay đổi hành vi đó

III. Áp dụng 6 nguồn lực tạo ảnh hưởng

Đây là phương áp dễ hiểu và vô cũng dễ áp dụng, có thể viết ra trong 1 trang giấy, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Phần sau, tôi sẽ kể cho các bạn cách mà tôi đã thay đổi thói quen tập thể dục như thế nào.

Dưới đây là 6 nguồn lực vô cùng mạnh mẽ, có thể thay đổi mọi hành vi của con người.

Dài quà đang viết tiếp rồi update sau

Tham khảo:

  1. Patterson, K., & Grenny, J. (2013). Influencer: The new science of leading change, Second Edition. New York: McGraw-Hill Education.
  2. Slide: https://citizencpr.org/wp-content/uploads/2018/01/Culture-Change-and-Accountability.pdf

https://www.youtube.com/watch?v=osUwukXSd0k

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *