Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần có mindset (tư duy/tâm thế) và framework (công thức/công cụ)
1. Mindset: Phân biệt được Sự kiện – Suy diễn
1.1 Lắng nghe:
- Nghe câu chữ
- Nghe bối cảnh
- Nghe cảm xúc
Tips: Người nghe tái tạo lại thế giới của người nói để xác nhận lại.
1.2 Phân biệt được sự kiện & suy diễn
Sự kiện: ai – làm gì – ở đâu – khi nào (data)
Suy diễn: suy diễn trong đầu mình do các trải nghiệm đã từng có trong quá khứ
=> Suy diễn là cơ chế sinh học bình thường của con người, con người luôn không ngừng suy diễn để phán đoán các nguy hiểm có thể xảy ra nhằm bảo vệ bản thân.
=> Cần “nhận diện” được lúc nào mình đang suy diễn.
Lời phàn nàn: là tiếng nói trong đầu mình khi cảm thấy khó chịu, không hài lòng, không đồng ý với 1 ai đó
Nếu giữ lời phàn nàn trong đầu: chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, stress -> ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất -> hiệu quả công việc đi xuống
Lợi ích nếu xóa bỏ lời phàn nàn: đầu óc thoải mái, sức khỏe đi lên, luôn happy khi làm việc, cảm thấy mình có sức mạnh dám nói ra sự thật.
=> Cần bỏ lời phàn nàn, bỏ sự suy diễn để xử lý sự việc
2. Tool: công thức xử lý lời phàn nàn
Bước 1: Xác lập lại mối quan hệ:
- Hiện diện, ghi nhận lại rằng tôi đang có phàn nàn như thế này về bạn
- Tôi tuyên bố sẽ từ bỏ lời phàn nàn này để xây dựng lại mối quan hệ trọn vẹn
Bước 2: Mô tả lại thự tế diễn ra
- Sự việc diễn ra ntn (data)
- Cảm xúc và trải nghiệm lúc đó của tôi ra sao
- Hỏi lại người ta xem vì sao sự việc lại như vậy, lý do họ hành động như vậy… (hỏi sâu để hiểu vì sao)
Bước 3: Đề xuất phương án xử lý
- Xác lập mục tiêu chung
- Mời gọi hành động
+ Mời gọi: có thể từ chối + ko phải chịu hậu quả
+ yêu cầu: có thể từ chối nhưng phải chịu trách nhiệm cho hậu quả, hoặc có đề xuất khác
3. Nền tảng giao tiếp:
3.1 Cơ chế tồn tại của lời hứa: Ai, làm gì, khi nào bắt đầu, bao giờ xong.
3.2 Intergrity
3.3 100% có trách nhiệm trong MQH của bạn
3.4 Đồng thuận
+ Thuyết phục: kết quả tạo ra chỉ có lợi cho riêng bản thân mình
+ Lôi cuốn: kết quả tạo ra có lợi cho cả 2 phía khi đạt được mục tiêu