Chào mừng bạn đã có duyên ghé thăm blog của mình.

Khi bạn tìm đến bài viết này, hẳn bạn đang bước chân vào con đường thức tỉnh, tìm về bên trong.

Mình cũng đã từng trải qua giai đoạn này, vậy mình xin chia sẻ đôi điều về “tỉnh thức” để bạn có thêm 1 góc nhìn.

Đã bao giờ bạn đi từ nhà đến công ty, hoặc từ công ty về nhà, mà không biết mình đã về bằng cách nào chưa? Bởi trên đường bạn đang mải mê về những vấn đề, những ý tưởng trong cuộc sống mà quên mất mình đang lái xe. Hành động lái xe lúc này chỉ là theo bản năng, phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Những lúc như vậy chúng ta hoàn toàn đang không ý thức được chúng ta đang lái xe như thế nào. Cũng giống như trong cuộc sống hàng ngày vậy, chúng ta phản ứng lại với các sự kiện xảy ra 1 cách rất bản năng, theo thói quen mà không bao giờ tự đặt câu hỏi: tại sao lại như vậy.

Định nghĩa Tỉnh thức:

  • Tỉnh thức là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc mà không có bất kỳ phán xét.
  • Tỉnh thức là sự nhận thức sâu hơn về tinh thần và thế giới xung quanh.

Tại sao cần tỉnh thức

Khi bắt đầu nhận thức được cách mình đang phản ứng với các sự kiện diễn ra, mình có thể tự soi xét và sửa đổi bản thân tốt hơn.

Sống tỉnh thức là chú tâm toàn vẹn vào hiện tại để nhận diện rõ những gì đang diễn ra bên trong và xung quanh ta, nhờ đó, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể triển khai xong công việc một với một hiệu suất cao nhất.

Người sống tỉnh thức là người luôn quan sát dòng tâm thức đang quản lý, vận hành và phản ứng của tâm so với những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo cách này, tâm lý tất cả chúng ta từ từ trở nên yên bình và sáng suốt hơn.

Nói vậy không có nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng để tỉnh thức 100%. Đối với mình, hành trình tỉnh thức sẽ như đồ thị hình SIN, lúc lên lúc xuống, lúc tỉnh lúc mê, nhưng mỗi lần nhận ra mình đang không tỉnh thức, là 1 lần mình cảm thấy chiến thắng bản thân, là 1 lần mình nhận ra mình có thêm cơ hội để có thể thay đổi phản ứng của mình đối với những thứ xung quanh 1 cách tích cực hơn.

Đối với mình Tình thức là lúc mình bắt đầu đặt câu hỏi:

  • mình đang làm gì thế này?
  • vì sao mình làm thế này?
  • mình làm thế này để làm gì?
  • mình đang có cảm xúc gì lúc này?
  • vì sao mình có cảm xúc này?

4 tầng tỉnh thức:

  • Tầng 1: Sống vô minh, làm theo số đông mà không hiểu vì sao mình làm thế (dạng FOMO). Chưa biết đặt câu hỏi WHY?
  • Tầng 2: Thắc mắc mọi thứ diễn ra xung quanh và trong tâm trí. Có nguyên tắc và chuẩn mực của riêng mình. Tầng 2 sẽ gặp phải vấn đề: khi mới bắt đầu con đường thức tỉnh, họ sẽ bắt đầu có cái tôi tâm linh, vị kỉ, hơn thua, được mất, tâm vẫn khổ đau. => Cần chấp nhận, cho đi.
  • Tầng 3: Sống an nhiên, chuyển hóa khổ đau, biết chấp nhận, vướng vào cái tôi tâm linh, chấp niệm vào chữ “thức tỉnh”, hay dạy đời về sự “thức tỉnh”. => Bài học: tánh không, vô ngã.
  • Tầng 4: Là các bậc thánh nhân, phật…: Vô ngã, Vô ngại, Vô trụ

Thực hành tỉnh thức là cách để tất cả chúng ta tự hiểu về chính bản thân mình nhiều và rõ hơn, để giúp cho chúng ta có 1 cuộc sống hạnh phúc hơn mỗi ngày.

6 bước xử lý các cảm xúc tiêu cực với sự tỉnh thức:

Bước 1: Nhận thức được mình đang có cảm xúc gì, nó biểu hiện ở đâu trên cơ thể: nóng tai, tức ngực, khó thở…

Bước 2: Gán nhãn cảm xúc: Đây là bực tức, Đây là xấu hổ….

Bước 3: Chấp nhận cảm xúc đó: Tôi đang tức giận, tôi đang xấu hổ

Bước 4:

Bước 5:

Bước 6:

Tài liệu tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Mindfulness

 

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *